Bắt bệnh xe ô tô qua tiếng kêu và cách xử lý

Rate this post

Chiếc xế yêu của bạn đang chạy rất bình thường thì phát ra những tiếng kêu khác lạ. Khi phát hiện có tiếng kêu khác lạ chứng tỏ ở một chi tiết nào đó trên xe của bạn đang gặp sự cố. Phụ tùng ô tô Phụ kiện AUTO CLOVER sẽ giúp bạn bắt bệnh của xe qua tiếng kêu để nhanh chóng có biện pháp xử lý tốt.

1. Tiếng kêu cộc cộc to và khô

Tiếng kêu cộc cộc to và khô

Nếu xe phát ra tiếng kêu cộc cộc khô khi xe bắt đầu khởi động sau nhiều ngày không hoạt động, cùng với đó là số vòng tua cũng được đẩy lên cao. Tiếng kêu đó xuất hiện là do dầu bôi trơn chưa được bơm dầu đẩy kịp lên các chi tiết động cơ.

Bạn hay quan sát và lắng nghe, nếu tiếng kêu mất đi trong khoảng 3 phút và máy êm trở lại thì bạn không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu kéo dài hơn dù vẫn không khô như lúc đầu nhưng điều đó cũng có nghĩa động cơ của bạn đã bị mòn piston và xéc-măng. Ở giữa các chi tiết của cấu phối khí xuất hiện khe hở và gây va đập khi hoạt động.

Những hiện tượng này còn khiến cho giảm áp suất nén, tiêu hao dầu bôi trơn do khe hở chui vào buồng đốt và giảm công suất động cơ, gương xi lanh cũng bị cạo xước.

Cách xử lý:

Thông thường, khi piston và xéc-măng bị hỏng đều không sửa chữa được mà phải thay mới với chi phí rất tốn kém. Khi thay xéc-măng khác cần lựa chọn theo tiêu chuẩn về đường kính, khe hở miệng, khe hở cạnh, lực đàn hồi và độ tròn,…

2. Tiếng kêu rít đều và mau

Tiếng kêu này rất rõ để nhận ra lỗi là dây cua-roa, bởi đây là đặc trưng của cao su miết vào bề mặt kim loại. Nhưng để khẳng định chắc chắn xem đây có phải lỗi từ dây cua-roa hay không, bạn có thể thử bằng cách cho nổ động cơ, sau đó phụt nước sạch vào dây cua-roa nếu thấy tiếng kêu biến mất khi dây bị ướt đều thì chắc chắn nó đã bị hỏng.

Tiếng kêu rít đều và mau

Khi máy khởi động lúc nguội có xuất hiện tiếng kêu và mất đi chỉ sau một vài phút khi máy ấm lên tức là dây cua-roa đã bị trùng hoặc chai cứng, cần được chú ý chuẩn bị thay mới. Bạn cũng có thể tự xiết căng dây lại, nhưng cần chú ý nếu xiết chặt quá có thể sẽ khiến vòng ổ bi nhanh mòn và chi phí sửa chữa sẽ càng tốn kém hơn. Tốt hơn hết là nên mang xe đến garage để kiểm tra.

Còn nếu thấy tiếng kêu rít dài lên đồng nghĩa với việc nó đang yêu cầu bạn phải thay mới ngay lập tức. Cũng có trường hợp bất thường xảy ra như vòng bi của hệ thống dẫn động bị chết hoặc bó cứng, hoặc kẹt puli làm cho dây curoa vẫn trượt, gây phát sinh nhiệt, làm đứt dây.

Ngoài lúc gặp vấn đề cần thay mới thì anh Nguyễn Đức Thuận, Kỹ sư tại Phụ kiện AUTO CLOVER khuyên người sử dụng cần thay thế theo định kỳ thường là 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, còn đối với dây curoa cam thì thay trong khoảng 96.500 – 145.000 km.

3. Tiếng ồn và két két đanh tai

Khi xe ô tô nổ máy mà óc xuất hiện tiếng kêu két két đanh tai và tiếng ồn ở khoang động cơ xe, biểu hiện của tiếng kêu có thể lúc đầu rất nhỏ nhưng càng sau càng to dần. Như vậy thì rất có thể một hoặc một số vòng bi bị chết hoặc có thể là bi tăng, bi tỳ dây cua-roa, bi lốc điều hòa…

Tiếng ồn và két két đanh tai

Còn xác định nguyên nhân rõ hơn cần phải dựa vào tiếng kêu lúc đó ở xe của bạn. Cụ thể như tiếng ken két là do bi hết mỡ bôi trơn, khô khiến các chi tiết kim loại cọ sát vào nhau. Giải pháp nhanh là bạn cần phải chọn đúng và thêm đầy đủ chất bôi trơn cho vòng bi.

Nếu bi vỡ hoặc mẻ, ở rãnh lăn bi có xuất hiện vết nứt thì sẽ xuất hiện tiếng ồn lớn và đều. Bạn cần mang xe đi kiểm tra và sửa lại các trục đăng và vòng bi để tránh hư hỏng lây sang các bộ phận khác như làm đứt và tuột dây cua-roa.

Muốn vòng bi hoạt động tốt và bền, chủ xe cần lưu ý xử lý và lắp đặt vòng bi xe một cách cẩn thận. Sử dụng vòng bi hợp lý (đúng tải trọng xe, chọn chất bôi trơn phù hợp…). Nên giữ vòng bi tránh nơi bụi bẩn, giảm thiểu sự oxi hóa và mòn của vòng bi. Đặc biệt môi trường xung quanh cần được sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên.

4. Tiếng ào ào khô lớn dần

Căn bệnh này có thể ủ trong thời gian rất dài, đầu tiên chỉ xuất hiện tiếng kêu rất nhỏ và không rõ, nhưng càng về sau tiếng ồn càng lớn và rõ rệt. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu mới phát hiện ra sẽ rất nguy hiểm. Bởi khả năng là do động cơ không được bôi trơn khiến các chi tiết kim loại cọ sát vào nhau gây ta tiếng kêu, mài mòn.

Tiếng ào ào khô lớn dần

Nguyên nhân khiến cho động cơ không được bôi trơn là do đường dẫn dầu bị tắc, hoặc thay dầu bôi trơn kém phẩm chất, hoặc lâu không thay dầu bôi trơn, từ đó dầu bị đóng cặn và mất chất. Tiếng kêu càng lớn tức là động cơ hoạt động càng kém. Và nếu để động cơ hỏng toàn diện thì piston, xy-lanh, trục cam, tay biên, xéc-măng và rất nhiều chi tiết khác cũng hỏng.

Cách xử lý tốt nhất lúc này là cần mang xe đến garage để bảo dưỡng, thông tắc đường dầu và sử dụng loại dầu phù hợp với xe.

5. Tiếng kêu gộc gộc nhẹ

Tiếng kêu gộc gộc nhẹ

Tiếng kêu này là tiếng đặc trưng khi lỗi các vòng bi trong hộp số, bao gồm cả số sàn và số tự động. Tuy nhiên, không giống với tiếng kêu khi bi chết ở trên, tiếng kêu này sẽ dịu hơn bởi nó được ngâm trong dầu bôi trơn. Trường hợp này xảy ra khá hi hữu, thông thường nó chỉ xuất hiện trên những chiếc xe đã quá nát với quãng thời gian trên chục năm hoạt động.

6. Tiếng è è khi đánh lái

Thông thường với những xe được trang bị hệ thống lái trợ lực thủy lực mới xảy ra lỗi này. Đó là khi thiếu dầu hoặc bơm trợ lực hoạt động kém sẽ phát ra tiếng kêu. Sự cố này có thể kéo theo vô-lăng bị nặng hơn hoặc rung mà người lái có thể cảm nhận được.

Tiếng è è khi đánh lái

Lái xe cũng cần phải lưu ý vì vô-lăng bị nặng hơn còn có thể là do áp suất lốp hoặc các chi tiết của hệ thống lái không được bôi trơn.

7. Tiếng két két ở phanh xe

Hiện tượng này xảy ra là bình thường nếu chỉ xuất hiện và mất đi trong khoảng 5-10 phút khi mới khởi hành và đạp phanh có cảm giác ăn hơn bình thường. Lý do là bởi có thể do nước mưa hoặc nước rửa xe từ hôm trước chưa kịp khô.

Nhưng nếu trong thời gian dài mà tiếng kêu két két lại xuất hiện liên tục thì lái xe cần phải lưu ý kiểm tra đến các yếu tố như tấm chống ồn má phanh, độ mòn của má phanh, chất má phanh, đĩa phanh bị đảo, kẹt cu-pen trong piston phanh…

8. Tiếng cục một lần khi đạp phanh

Tiếng cục một lần khi đạp phanh

Theo thời gian nếu không được vệ sinh bảo dưỡng, hệ thống phanh sẽ bị hoen rỉ, phanh xe bị bụi bẩn bám nhiều và nước xâm nhập. Khi cọ sát liên tục trong điều kiện không tốt như vậy có thể khiến phanh bị mòn và rơ, đồng thời sẽ phát ra tiếng kêu. Để ngăn chặn sự hỏng hóc nặng hơn, bạn hãy thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng cho hệ thống phanh, đảm bảo phanh luôn được hoạt động trong điều kiện tốt nhất.

Với 13 chia sẻ về những biểu hiện bệnh của xe ô tô có thể biết qua tiếng kêu, Phụ kiện AUTO CLOVER hy vọng các bác tài sẽ tích thêm được những kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô để xe được sử dụng bền và tốt hơn. Tham khảo thêm sản phẩm và dịch vụ tại Phụ kiện AUTO CLOVER.

Related Posts

Bóng đèn LED ô tô: Ánh sáng đẳng cấp và tạo điểm nhấn cho chiếc xe yêu dấu của bạn

Có thể bạn quan tâm Dịch vụ vá lốp ô tô: Giải pháp khẩn cấp cho xe ô tô của bạn Top 10+ thương hiệu lốp xe…

Bảo dưỡng ô tô 1000km – Có cần thiết không?

Hiện nay, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Việt Nam. Cho dù bạn là một tài xế mới sở…

Kinh nghiệm đi Phú Quốc bằng xe ô tô: Chuyến đi tự do và tiện lợi nhất

Tiện lợi, tự do chủ động hành trình là sức hấp dẫn đặc biệt khiến nhiều người lựa chọn đi Phú Quốc bằng xe ô tô. Tuy…

Top 5 mẫu xe gầm cao cũ, đời cao đáng mua nhất tại Việt Nam

Xe ô tô gầm cao luôn là sự lựa chọn số 1 tại thị trường Việt Nam, bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà dòng xe này…

Dịch vụ Giữ xe qua đêm tại Sân bay Tân Sơn Nhất: Phí và Điều lưu ý

Có thể bạn quan tâm Ý NGHĨA CÁC LOẠI KÝ HIỆU TRÊN BẢNG ĐIỀU KHIỂN Ô TÔ Các hãng xe ô tô Nhật nổi tiếng tại Việt…

Thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2023

Ảnh minh họa: Nộp lệ phí đăng ký xe ô tôCó thể bạn quan tâm Ý Nghĩa Các Đèn Báo Trên Taplo Xe Tải Nước làm mát…