Hướng dẫn 5+ kỹ thuật lái xe ô tô vào cua an toàn

Rate this post

Đánh lái vào cua là một trong những kỹ năng quan trọng mà tài xế ô tô phải có. Tuy nhiên, để lái xe vào cua an toàn là một thứ không dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kỹ thuật quan trọng để lái xe ô tô vào cua một cách an toàn nhất.

I. Kỹ thuật để lái xe ô tô vào cua

1. Tư thế ngồi của lái xe

Khi lái xe vào cua, tầm nhìn của tài xế thường bị hạn chế. Do đó, bạn có thể điều chỉnh ghế lái cao hơn bình thường hoặc ngồi thẳng lưng lên một chút để quan sát xung quanh tốt hơn.

2. Quan sát cẩn thận trước khi vào cua

Các khúc cua là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và thường xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy khi vào cua, tài xế phải tập trung quan sát thật kỹ để xác định được làn đường cũng như các phương tiện đang di chuyển xung quanh, từ đó chủ động hơn khi xử lý những tình huống bất ngờ.

3. Giảm tốc độ khi vào cua

Trước khi vào cua, tài xế cần giảm tốc độ của xe để có thời gian quan sát và xử lý nếu không may xảy ra những tình huống bất ngờ. Bạn không nên chạy quá nhanh bởi khi đánh lái gấp, xe sẽ bị mất lái và rất khó kiểm soát.

4. Đánh lái khi vào cua

Tùy vào độ cong của góc cua mà tài xế sẽ ước lượng số vòng đánh lái phù hợp. Bạn nên đánh lái dứt khoát để tránh khiến xe mất hướng.

Khi vào cua, tài xế có thể thực hiện đánh lái kéo đẩy hoặc đánh lái chéo tay. Trong đó, đánh lái kéo đẩy sẽ giúp bạn dễ định hướng hơn nhờ phạm vi hoạt động tay linh hoạt. Còn cách đánh lái chéo tay thì nhanh hơn nhưng phạm vị hoạt động hạn chế, phù hợp khi vào cua ở tốc độ chậm.

Sau khi đánh lái vào cua, bạn hãy giữ nguyên góc xoay đến khi xe chuẩn bị thoát cua. Tùy vào sự thay đổi của góc cua mà lái xe có thể xoay thêm hoặc trả lái sao cho phù hợp.

5. Trả lái để thoát cua

Khi thoát cua, bạn cần xoay ngược vô lăng để xe trở lại quỹ đạo ban đầu. Khi vào cua đánh lái bao nhiêu vòng thì lúc thoát cua sẽ trả lại bấy nhiêu. Thêm vào đó, bạn cũng không nên trả lái quá nhanh hoặc để vô lăng tự quay mà cần điều khiển vô lăng trong tầm kiên soát.

Xem thêm:

Tổng hợp những lỗi thường gặp khi lái xe ô tô cần tránh

Kinh nghiệm lái xe ô tô qua hầm đường bộ đảm bảo an toàn

II. Hướng dẫn chi tiết cách đánh lái khi vào cua

1. Thời điểm đánh lái khi vào cua

Thời điểm đánh lái khi vào cua đối với những khúc cua vuông góc là khi gương chiếu hậu chạm góc vuông của khúc cua. Tài xế cần cố gắng hết lái để vòng cua hẹp lại, hạn chế lấn chiếm làn đường của các phương tiện khác.

2. Tốc độ xe ngược với tốc độ đánh lái

Khi vào cua, tốc độ xe phải tỷ lệ nghịch với tốc độ đánh lái. Cụ thể, khi xe đi nhanh thì bạn sẽ cần đánh lái chậm và ngược lại. Nguyên tắc này giúp giữ sự ổn định cho xe và tránh được tình trạng trượt hay lật xe.

3. Số vòng quay của vô lăng

Tùy vào cung đường thực tế mà lái xe sẽ xác định số vòng quay của vô lăng để vào cua cho phù hợp. Khi đánh lái, nếu phần đầu xe vẫn hướng ra bên ngoài thì bạn phải đánh lái tiếp, còn nếu đầu xe hướng về vào bên trong thì bạn nên trả lái lại. Đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên vào cua từ từ và quan sát thật cẩn thận để đảm bảo an toàn hơn.

III. Những lưu ý quan trọng khi đánh lái vào cua

1. Kiểm tra gương thường xuyên

Khi đánh lái vào cua, tài xế cần quan sát gương chiếu hậu thường xuyên xem phía sau xe có phương tiện nào không để tránh. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe cũng như những người cùng tham gia giao thông khác.

2. Chú ý về điểm mù

Xe ô tô sẽ có nhiều điểm mù mà tài xế không thể thấy được dù nhìn trực tiếp hay qua gương chiếu hậu. Do đó, lái xe cần nắm được các điểm mù này và quan sát cẩn thận để tránh xảy ra va chạm.

3. Tính toán về không gian

Trước khi vào cua, các tài xế cần tính toán về không gian để có thể vào cua tránh va chạm. Đặc biệt là với những chiếc xe lớn và dài thì việc tính toán này lại càng phải cẩn thận hơn.

4. Ưu tiên cho đầu xe

Đầu xe là bộ phận nguy hiểm nhất khi vào cua. Vì vậy tài xế cần chú ý quan sát, đảm bảo không có vật cản hay các phương tiện phía trước để vào cua an toàn.

5. Hạn chế phụ thuộc vào công nghệ

Hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị những công nghệ hiện đại, giúp việc lái xe trở nên dễ dàng và an toàn hơn như: camera 360, hệ thống cảm biến, cảnh báo điểm mù, phanh khẩn cấp,… Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ mà vẫn cần chủ động quan sát thực tế để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

6. Đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước

Khi lái xe ô tô vào cua hoặc trên đường thẳng thông thường thì việc giữ khoảng cách với các phương tiện phía trước đều rất cần thiết. Điều này giúp tài xế có thể xử lý được các tình huống bất ngờ xảy ra chủ động hơn, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông khác.

7. Không được sử dụng điện thoại

Trong quá trình lái xe và đặc biệt là khi vào cua, tài xế tuyệt đối không được sử dụng điện thoại để tránh mất tập trung, không kịp quan sát và xử lý những sự cố bất ngờ trên đường.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật lái xe ô tô vào cua mà VIETMAP muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Related Posts

Bóng đèn LED ô tô: Ánh sáng đẳng cấp và tạo điểm nhấn cho chiếc xe yêu dấu của bạn

Có thể bạn quan tâm 5 cách đơn giản tẩy ố kính ô tô Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe ô tô cũ sau…

Bảo dưỡng ô tô 1000km – Có cần thiết không?

Hiện nay, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Việt Nam. Cho dù bạn là một tài xế mới sở…

Kinh nghiệm đi Phú Quốc bằng xe ô tô: Chuyến đi tự do và tiện lợi nhất

Tiện lợi, tự do chủ động hành trình là sức hấp dẫn đặc biệt khiến nhiều người lựa chọn đi Phú Quốc bằng xe ô tô. Tuy…

Top 5 mẫu xe gầm cao cũ, đời cao đáng mua nhất tại Việt Nam

Xe ô tô gầm cao luôn là sự lựa chọn số 1 tại thị trường Việt Nam, bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà dòng xe này…

Dịch vụ Giữ xe qua đêm tại Sân bay Tân Sơn Nhất: Phí và Điều lưu ý

Có thể bạn quan tâm Tấm che nắng ô tô 4 cửa nam châm Mức khấu trừ trong bảo hiểm xe ô tô và những thông tin…

Thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2023

Ảnh minh họa: Nộp lệ phí đăng ký xe ô tôCó thể bạn quan tâm Bán kính quay xe ô tô là gì? 2 cách tính bán…