Bỏ quy định tuổi tối đa của người điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ: Bảo đảm lợi ích các bên

Rate this post

Ý kiến các bên liên quan đều cho rằng đề xuất này là hợp lý, nhằm bảo đảm lợi ích của lái xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.

Đề xuất phù hợp thực tế

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 (đang có hiệu lực thi hành) quy định người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (Giấy phép lái xe hạng E)… Quy định cũng nêu rõ, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Căn cứ quy định này, khi đến tuổi 50 (đối với nữ), 55 tuổi (đối với nam), lái xe chỉ được điều khiển những phương tiện dưới 30 chỗ. Bên cạnh đó, quy định thời hạn của Giấy phép lái xe hạng E là 5 năm kể từ ngày cấp. Nên khi hết thời hạn này, căn cứ độ tuổi lái xe, cơ quan chức năng sẽ không xét cấp Giấy phép lái xe hạng E cho lái xe 50 tuổi (đối với nữ), 55 tuổi (đối với nam), mà chỉ cấp hạng D.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vấn đề tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã được thay đổi. Điều 51 của dự thảo luật quy định: “Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, phương tiện giao thông thông minh, xe máy chuyên dùng”.

Dự thảo luật cũng không còn điều khoản giới hạn tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. Nhiều lái xe cho rằng, đây là quy định phù hợp và người lao động có thể căn cứ tình trạng sức khỏe để đảm nhiệm việc vận hành phương tiện trên 30 chỗ ngồi.

Về góc độ pháp lý, theo Luật sư Đào Duy Dương – Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường đã được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Như vậy, đề xuất tăng tuổi làm việc của lái xe khách trên 30 chỗ là phù hợp với Bộ luật Lao động cũng như bảo đảm công bằng giữa người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau.

Tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp

Trung tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho hay, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ không đưa vào quy định giới hạn tuổi tối đa của lái xe khách trên 30 chỗ ngồi. Tuy nhiên, tại Khoản 3, Điều 51 của dự thảo luật có nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng. Quy định này là phù hợp, song cần quy định chi tiết về sức khỏe đối với các lái xe cao tuổi, lái xe ô tô vận tải và lái xe có tiền sử bệnh nền…

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Tuấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Năm nay tôi 51 tuổi và có 20 năm kinh nghiệm lái xe trên 30 chỗ. Quá trình phục vụ hành khách, tôi thuộc nằm lòng từng tuyến đường nên khả năng thao tác, xử lý tình huống khá thuần thục. Theo quy định hiện hành, tôi chỉ còn 4 năm nữa để cầm lái xe khách trên 30 chỗ ngồi. Tôi mong muốn Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sớm được thông qua, không còn quy định giới hạn tuổi lái xe trên 30 chỗ, thay vào đó là các quy định về khám sức khỏe định kỳ, thi sát hạch thường niên để bảo đảm điều kiện gia hạn Giấy phép lái xe hạng E”.

Anh Trần Quang Dũng (Công ty TNHH Du lịch Dũng Linh, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết, thực tế, lái xe có thâm niên lâu năm thường có kỹ năng tay nghề cao hơn, kinh nghiệm xử lý tình huống tốt hơn, nhờ đó khả năng va chạm và tai nạn giao thông được giảm thiểu. Vì vậy, việc xem xét bỏ quy định giới hạn độ tuổi lái xe trên 30 chỗ ngồi trở lên được đánh giá là “cởi trói” cho cả lái xe lẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội Bùi Danh Liên cũng chia sẻ, việc tăng tuổi làm việc cho lái xe khách trên 30 chỗ không chỉ tạo cơ hội làm việc đối với lái xe, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc duy trì nguồn lao động có tay nghề vận hành phương tiện bảo đảm an toàn.

bo-quy-dinh-tuoi-toi-da-cua.jpg
Bỏ quy định tuổi tối đa của người điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ giúp bảo đảm lợi ích của lái xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.

Phụ kiện AUTO CLOVER

Related Posts

Bóng đèn LED ô tô: Ánh sáng đẳng cấp và tạo điểm nhấn cho chiếc xe yêu dấu của bạn

Có thể bạn quan tâm Các mốc bảo dưỡng xe ô tô theo km và thời gian Cách âm chống ồn ô tô Trường Dạy Lái Xe…

Bảo dưỡng ô tô 1000km – Có cần thiết không?

Hiện nay, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Việt Nam. Cho dù bạn là một tài xế mới sở…

Kinh nghiệm đi Phú Quốc bằng xe ô tô: Chuyến đi tự do và tiện lợi nhất

Tiện lợi, tự do chủ động hành trình là sức hấp dẫn đặc biệt khiến nhiều người lựa chọn đi Phú Quốc bằng xe ô tô. Tuy…

Top 5 mẫu xe gầm cao cũ, đời cao đáng mua nhất tại Việt Nam

Xe ô tô gầm cao luôn là sự lựa chọn số 1 tại thị trường Việt Nam, bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà dòng xe này…

Dịch vụ Giữ xe qua đêm tại Sân bay Tân Sơn Nhất: Phí và Điều lưu ý

Có thể bạn quan tâm 5 LOẠI PHÍ PHẢI ĐÓNG KHI MUA MỘT CHIẾC Ô TÔ NĂM 2023 Học lái xe ô tô: Thời gian và độ…

Thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2023

Ảnh minh họa: Nộp lệ phí đăng ký xe ô tôCó thể bạn quan tâm Transit Cứu Thương Quy định mới về thi bằng lái xe ô…