Báo giá Phụ Tùng Ô Tô Nhập Khẩu Chính Hãng Tại Kho 4/2024

Rate this post

Những ai đã sở hữu cho mình một chiếc xe hơi hiện đại thì nhất định sẽ biết đến các loại phụ tùng ô tô trong những lần thay thế và nâng cấp “xế yêu”. Tuy nhiên, số lượng lớn các loại phụ tùng có mặt trên thị trường hiện nay làm người dùng khó lòng biết hết và hiểu hết về nó, cản trở quá trình lựa chọn sản phẩm để lắp đặt.

Nhằm giúp người dùng hiểu hơn về phụ tùng dành cho ô tô và tránh những sai sót không đáng có khi sử dụng, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đâu mới là loại phụ kiện phù hợp để lắp đặt. Bạn đã lựa chọn đúng phụ tùng cho chiếc xe của mình hay chưa? Giá bán chính hãng cũng như địa chỉ cung cấp uy tín của loại phụ tùng đó là ở đâu? Mời các bạn theo dõi!

Phụ tùng ô tô là gì?

Phụ tùng ô tô là những chi tiết riêng lẻ, những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong quy trình chính của sản xuất ô tô. Chúng được lựa chọn để hợp thành một cấu trúc đồng nhất hoặc để thực hiện một sự vận hành/bảo vệ cụ thể.

Các loại phụ tùng được cung cấp trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế và đổi mới, từ đó nâng cấp chất lượng và hiệu quả sử dụng của các hệ thống trên chiếc xe ô tô. Các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm vật liệu có độ bền cao nhưng vẫn đảm bảo chi phí sản xuất. Hứa hẹn đem đến những phụ tùng chất lượng nhất và hiệu quả nhất.

Phụ tùng dành cho xe ô tô luôn có sự đa dạng, tùy theo nhu cầu thế mà người dùng đưa ra quyết định lựa chọn chính xác nhất.

Có những loại phụ tùng nào dành cho xe ô tô?

Nếu được hỏi về những loại phụ tùng ô tô nào, nhiều người sẽ bắt đầu liệt kê những cái tên như: xilanh, piston, bạc xéc măng, xupap hút xả, vè che mưa, gương chiếu hậu, quạt gió, cần gạt mưa,… Nhưng việc liệt kê như vậy dễ thiếu sót và không thể bao quát hết toàn bộ các phụ tùng có mặt trên xe. Vì vậy để đầy đủ và chi tiết nhất, chúng ta cần liệt kê phụ tùng xe ô tô như sau:

Phụ tùng động cơ

Động cơ chính là bộ phận đóng vai trò thúc đẩy sự hoạt động của chiếc xe ô tô. Đây là phần có sự quan trọng và phức tạp nhất trên chiếc xe. Mỗi thương hiệu và mỗi phiên bản ô tô đều có sự khác biệt về động cơ. Động cơ xăng hay động cơ dầu? Nhưng chung quy, để tạo nên động cơ xe cần kể đến các phụ tùng như bugi, piston, máy đề, điện động cơ, két làm mát,..

Chất lượng của vật liệu cấu tạo phụ tùng sẽ tỷ lệ thuận với thời gian vận hành của động cơ. Do đó những chiếc xe cũ cần phải thay thế một vài phụ tùng động cơ để tiếp tục duy trì khả năng vận hành của xe.

Phụ tùng máy gầm

Theo sau phụ tùng động cơ, phụ tùng máy gầm cũng quan trọng không kém. Hệ thống này được chia thành 4 nhóm phụ tùng như sau:

Hệ thống lái

Quay vòng phải/trái, đi thẳng,… nói chung là giữ sao cho ô tô chuyển động theo quỹ đạo hay chuyển đổi phương hướng chính là tác dụng của hệ thống lái. Trong cơ cấu tổ chức, mỗi linh kiện sẽ đảm nhận một chức phận khác nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau.

Về cơ bản, hệ thống lái có 4 bộ phận chính là vành tay lái, hộp cơ cấu lái, trục lái và dẫn động lái.

Hệ thống hộp số

Đây là bộ phận có tác dụng dẫn truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động, thông qua khả năng thay đổi tỷ số truyền kéo theo sự thay đổi mô men xoắn của các bánh xe. Kết quả là các bánh xe tăng hoặc giảm tốc độ.

Các dòng xe hơi ô tô hiện nay thường tập trung chủ yếu vào sử dụng hộp số sàn và hộp số tự động. Về cấu tạo, hai loại hộp số này sẽ có sự khác biệt như sau:

  • Hộp số sàn: Đối với hộp số sàn gồm các chi tiết như bánh răng, trục hộp số, bộ đồng tốc, ổ bi, vỏ và nắp hộp số.
  • Hộp số tự động: Đối với hộp số sẽ có bộ bánh răng hành tinh, bộ ly hợp thủy lực, biến mô thủy lực, bộ điều khiển điện tử.

Hệ thống phanh

Với khả năng kiềm hãm chuyển động quay bánh xe nhờ tạo ra lực ma sát khi người lái đạp phanh, hệ thống phanh là một hệ thống cốt lõi bảo vệ sự an toàn. Người dùng luôn phải duy trì một hệ thống phanh đạt chuẩn cho chiếc xe của mình, nhằm hạn chế tối đa va chạm và bảo vệ an toàn của bản thân và những người xung quanh.

Những chi tiết thuộc hệ thống phanh bao gồm: bàn đạp phanh, dây dầu phanh, má phanh, phanh đĩa, phanh tang trống, lót phanh.

Hệ thống treo

Nếu những bộ phận trên chủ yếu tập trung vào sự vận hành và chuyển động của xe, đối với hệ thống treo, nó sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo độ êm ái và ổn định của chiếc xe ô tô, giúp kiểm soát các dao động của xe. Hệ thống treo bao gồm các bộ phận là bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng.

Hiện nay các thương hiệu xe hơi thường sử dụng một trong những hệ thống treo như sau:

  • Hệ thống treo phụ thuộc: Hệ thống này được nối liền với thân xe, có ưu điểm đó là cấu tạo đơn giản về mặt chi tiết, độ bền và sức chịu tải vô cùng tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế còn tồn tại đó là quá trình di chuyển xe vẫn còn khá rung lắc, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người ngồi trên xe.
  • Hệ thống treo độc lập: Đúng với bản chất của hai từ “độc lập”, cho phép bánh xe được tách biệt nên sự di chuyển của các bánh xe sẽ tự do hơn, đạt được độ êm ái tối đa gấp nhiều lần so với hệ thống treo phụ thuộc.
  • Hệ thống treo bán độc lập: Đối với hệ thống này, tuy đã có sự tách biệt cần thiết nhưng nhìn chung nó vẫn không thể nào đạt được hiệu quả cao như hệ thống treo độc lập.

Phụ tùng thân vỏ

Phụ tùng ô tô tiếp theo đó chính là phần phụ tùng cấu thành vỏ thân xe, để phần ngoại thất ô tô trở nên sang trọng và cao cấp hơn, mang đến một cá tính riêng biệt. Chủ phương tiện sẽ tập trung vào việc đổi mới hoặc bổ sung thêm những phụ tùng cho phần thân xe.

Những phụ tùng thân vỏ xe quen thuộc với người dùng như ca lăng, gương chiếu hậu, vè che mưa, chắn bùn, đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, cánh cửa,…

Phụ tùng điều hòa

Hệ thống điều hòa là một hệ thống không thể thiếu để cân bằng nhiệt độ cho khoang lái, tạo sự thoải mái cho người ngồi trong xe. Hệ thống này cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phụ tùng điều hòa. Đối với một hệ thống điều hòa 2 chiều trên ô tô như hiện nay, những phụ tùng cần có bao gồm: lốc điều hòa, dàn nóng, phin lọc ga, van tiết lưu, dàn lạnh, quạt gió, gas điều hòa.

Nếu bạn nhận thấy có sự bất thường về sự hoạt động của hệ thống điều hòa, bạn nên đưa xe đến các gara uy tín để tiến hành kiểm tra và thay thế phụ tùng điều hòa một cách kịp thời.

Phụ tùng điện

Máy phát điện, nút khởi động, két nước, mô tơ quạt gió,… Đây là những phụ tùng điện cần có để khởi động sự vận hành của chiếc xe ô tô. Không chỉ dừng lại ở khả năng khởi động xe, phụ tùng điện còn giúp duy trì các tiện nghi trên xe như sử dụng màn hình DVD Android, camera hành trình, camera 360 độ, cảm biến áp suất lốp xe, cảm biến va chạm,… Đây đều là những loại thiết bị thông minh hiện đại, góp phần lấp đầy những thiếu hụt công nghệ trên một chiếc xe ô tô. Ví dụ khi sử dụng một hệ thống cảm biến áp suất lốp xe giúp người dùng theo dõi được nhiệt độ và áp suất tại lốp, từ đó xử lý kịp thời các tình trạng lốp non hay lốp quá căng ngay khi mới hình thành.

Các bạn có thể xem thêm thông tin về các loại phụ kiện công nghệ thông minh, hiện đại dành cho ô tô tại website Phụ kiện AUTO CLOVER. Chiếc xe của bạn sẽ ngày càng hiện đại và sang trọng khi có sự hỗ trợ của những loại thiết bị này.

Các loại phụ tùng ô tô khác

Ngoài những nhóm phụ tùng lớn, còn có một số chi tiết nhỏ khác để cấu thành một chiếc xe ô tô, bao gồm bộ ổ van, bánh đà, đĩa ma sát, càng mở ly, chốt định vị,…

Các phân nhóm phụ tùng ô tô trên thị trường hiện nay

Tại thị trường Việt Nam hiện đang tập trung 3 phân nhóm phụ tùng ô tô: phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ từ bên thứ 3.

Phụ tùng chính hãng

Đây chính là loại phụ tùng gốc được lắp đặt trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Các nhà máy sản xuất còn tiến hành đóng gói bao bì và đưa sản phẩm đã đóng gói đến các đại lý cung cấp. Nhằm thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng của người dùng, sản phẩm chính hãng có bao bì đậm chất chuyên nghiệp, đầy đặn. Hơn nữa, sản phẩm chính hãng còn có túi bóng nghiêm phong và tem chống hàng giả dán trên bao bì.

Phụ tùng OEM (Original Equipment Manufacturer)

Phụ tùng OEM được biết đến như những công xưởng chế tạo, thực hiện các công việc sản xuất theo mẫu thiết kế và thông số kỹ thuật được đặt trước. Điều khác biệt giữa phụ tùng chính hãng và phụ tùng OEM đó là, phụ tùng OEM chỉ cần vượt qua tiêu chuẩn kiểm định của nhà sản xuất, không cần thiết phải đạt tiêu chuẩn kiểm định của hãng. Vì vậy, phụ tùng OEM có giá thành thấp hơn phụ tùng chính hãng. Hiện nay, phụ tùng OEM được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.

Phụ tùng độ từ bên thứ 3

Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa phụ tùng độ từ bên thứ 3 với phụ tùng OEM. Bởi vì phụ tùng độ từ bên thứ 3 cũng được sản xuất thông qua các máy gia công với vật liệu và thông số dựa trên phụ tùng chính hãng. Tuy nhiên, đối với phụ tùng độ từ bên thứ 3, nó không nhất thiết phải giống hệt về thiết kế của phụ tùng chính hãng. Do đó, khi lựa chọn loại phụ tùng này, người dùng cần kiểm tra độ tương thích giữa sản phẩm và xe trước khi mua và lắp đặt.

Như vậy, để đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, độ tương thích và chất lượng cho phụ tùng, người tiêu dùng thường lựa chọn sử dụng phụ tùng ô tô chính hãng. Tuy nhiên, về vấn đề giá thành, 2 loại phụ tùng còn lại có thể thấp hơn phụ tùng chính hãng đến 30%. Dù cho bạn đưa ra sự lựa chọn nào, đều cần kiểm tra và xác định liệu sản phẩm đó có thực sự phù hợp với chiếc xe yêu quý hay không, giúp kéo dài tuổi thọ ô tô.

Kinh nghiệm chọn mua và thay thế phụ tùng cho ô tô

Phụ tùng ô tô nào cũng có sự quan trọng của nó. Nếu một trong những phụ tùng nào đó trên xe bị thay thế thành một sản phẩm kém chất lượng, chắc chắn sẽ xuất hiện những hệ lụy nghiêm trọng liên quan đến những thiết bị trong cùng một hệ thống hoạt động, từ đó làm tê liệt toàn bộ chiếc xe. Quá trình chọn mua sản phẩm cần diễn ra một cách chu toàn nhất để đảm bảo hiệu quả, bạn cần:

Chọn phụ tùng có thông số phù hợp với dòng xe

So sánh thông số của phụ tùng ô tô gốc trên xe với phụ tùng thay thế để đảm bảo động nhất. Trong tổng số các thông số của phụ tùng, cần kiểm tra số VIN xe và mã CODE. Nếu không nhận diện được hai thông số này, bạn cần nhận dạng bề ngoài sản phẩm hoặc nhờ sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm.

Phân biệt phụ tùng chính hãng và phụ tùng kém chất lượng khi mua hàng

Biết cách phân biệt hàng chính hãng và hàng kém chất lượng, dựa vào:

  • Bao bì: Sản phẩm chính hãng có bao bì đậm chất chuyên nghiệp, đầy đặn. Bên cạnh đó, phải có túi bóng nghiêm phong và tem chống hàng giả dán trên bao bì.
  • Logo của thương hiệu: Logo của thương hiệu được làm nổi bật trên bao bì của sản phẩm.
  • Quan sát các chi tiết mối nối/hàn, các ký tự khắc trên phụ tùng. Giá bán của sản phẩm cũng là yếu tố giúp người mua nhận biết đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng giả, hàng nhái.

Lựa chọn địa chỉ cung cấp phụ tùng ô tô uy tín

Lựa chọn các cơ sở cung cấp phụ tùng uy tín, tin cậy, với chính sách bán hàng rõ ràng, chăm sóc khách hàng chu đáo và có sự tư vấn chi tiết trước khi mua và lắp đặt. Điều này chỉ tồn tại ở những cơ sở cung cấp phụ tùng ô tô uy tín, tin cậy.

Khi đến các địa chỉ cung cấp phụ tùng uy tín dành cho ô tô, bạn sẽ tránh khỏi tình trạng mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, mua được sản phẩm với giá thành niêm yết theo đúng như nhà sản xuất đề ra, không lo bị thách giá khi mua hàng.

Bảng giá phụ tùng ô tô nhập khẩu chính hãng tại kho 4/2024

Trong một thị trường tiêu thụ đầy sự tấp nập và phức tạp, giá thành của sản phẩm dần trở nên khó xác định một cách chính xác hơn. Điều tốt nhất mà chủ phương tiện cần làm đó chính là đến ngay những địa điểm cung cấp phụ tùng ô tô uy tín để được cung cấp thông tin giá thành mới nhất và chính xác nhất của thương hiệu và phiên bản ô tô đang sở hữu. Dưới đây chỉ là bảng báo giá mang tính chất tham khảo, đề cập đến một số loại phụ tùng cơ bản nhất. Mời các bạn theo dõi!

STT Tên sản phẩm Giá thành (VNĐ)
Phụ tùng khung gầm ô tô
1 Phuộc trước 780.000 – 1.500.000
2 Phuộc sau 550.000 – 750.000
3 Mâm ép 2.000.000 – 2.500.000
4 Bố thắng trước 1.300.000 – 1.800.000
5 Bố thắng sau 1.000.000 – 1.200.000
Phụ tùng điện ô tô
1 Máy phát điện 7.000.000 – 7.500.000
2 Đồng hồ taplo 8.500.000 – 9.600.000
3 Cảm biến ABS 2.500.000 – 2.800.000
Phụ tùng thân vỏ ô tô
1 Đèn pha 4.100.000
2 Đèn lái 1.100.000
3 Kính chiếu hậu 3.200.000
4 Cửa xe 7.100.000
Phụ tùng điều hòa ô tô
1 Dàn lạnh 2.500.000
2 Dàn nóng 4.500.000
3 Lốc lạnh 4.500.000 – 7.600.000

Tổng kết

Phụ tùng ô tô chính là những thành phần giúp xây dựng nên một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất cứ hư hỏng nào mà cần tiến hành kiểm tra và thay thế phụ tùng ngay khi cần thiết, nhằm bảo đảm tối đa quá trình vận hành của chiếc xe ô tô. Quá trình thay thế diễn ra tốt nhất tại những cơ sở cung cấp sản phẩm phụ tùng ô tô chính hãng và có một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Vì vậy, đừng ngần ngại mà lựa chọn cho mình một cơ sở lắp đặt chất lượng nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết được thêm về các loại phụ tùng dành cho ô tô, cũng như đưa ra những quyết định chính xác nhất khi mua hàng.

Xem thêm:

Related Posts

Bảng giá xe Yamaha đầy đủ, mới nhất tháng 12/2017

Trong tháng 12 này, hãng Yamaha đã công bố bảng giá xe máy Yamaha mới nhất. Giá các mẫu xe Yamaha đang chững lại và bán ra…

Phụ kiện AUTO CLOVER – Hơn cả một chuyến du lịch bằng xe Sorya đi Campuchia

Xe Sorya bus đã trở thành một hãng xe vượt trội của Campuchia với văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vì vậy, hãng xe này cung…

Phụ kiện AUTO CLOVER – Xe Limousine Tuyến Sài Gòn – Cần Thơ

Công ty TNHH MTV Khách sạn Du Lịch Vận Tải Vũ Linh đã được thành lập vào ngày 14 tháng 08 năm 2013. Công ty chúng tôi…

Van điện hộp số Lacetti CDX

Bạn có một chiếc xe Lacetti CDX và muốn biết thêm về van điện hộp số của nó? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn…

Cho thuê xe Fortuner 2018

Nếu bạn đang tìm kiếm dòng xe Fortuner 2018 7 chỗ để sử dụng cho các mục đích cá nhân không thường xuyên, việc thuê xe theo…

Đặt mua vé xe 8 nhà xe đi Phan Rang-Tháp Chàm từ Đắk Lắk chất lượng cao và giá vé ưu đãi nhất: 14 chuyến mỗi ngày

Việc đặt mua vé xe đi Phan Rang-Tháp Chàm từ Đắk Lắk không còn là vấn đề khó khăn nữa với sự đa dạng của những nhà…