Nhận biết ý nghĩa 64 đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô và hướng xử lý

Rate this post

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ô tô của con người ngày càng tăng. Vậy bạn đã muốn sở hữu chiếc xe hơi nhưng liệu bạn đã biết đủ kiến thức về chúng chưa? Bạn có biết đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô có ý nghĩa gì không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đèn cảnh báo nguy hiểm xe hơi xuất hiện khi nào?

Nguyên nhân đèn cảnh báo nguy hiểm xe hơi xuất hiện rất đa dạng. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên. Một là do người sửa chữa xe đã quên tắt đèn cảnh báo nên đèn vẫn sẽ sáng lên như gặp lỗi. Mặc dù, vấn đề này không nghiêm trọng nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến quy tắc hoạt động của đèn.

Lý do thứ 2 có thể là do động cơ hoặc bộ phận nào đó của xe đã gặp trục trặc. Đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô sẽ hiện lên và báo động với bạn rằng tình trạng này khá nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên đem ô tô đi sửa và kiểm tra ngay lập tức.

Đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô xuất hiện khi nào?

Tổng số đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất ô tô đã thống nhất và quy định có 64 loại đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô. Tuy nhiên, không phải loại đèn nào cũng phổ biến như nhau. Ở Việt Nam, thông thường chỉ có 9 – 12 loại đèn thông dụng mà người điều khiển xe cần biết.

Có tổng cộng 64 đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Nhận diện và cách sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô đúng cách

Làm thế nào để nhận diện đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô? Bạn yên tâm vì tất cả các loại xe đều có hệ thống đèn báo lỗi cho người dùng nhận biết. Nếu những biểu tượng đèn sáng hoặc nhấp nháy thì bạn có thể hiểu đó là lúc ô tô gặp vấn đề.

Vậy nếu gặp phải những trường hợp trên thì bạn cần phải làm gì? Bạn có cần chuẩn bị hay phòng tránh gì không? Bạn chỉ cần trang bị cho mình đủ kiến thức để có thể ứng biến kịp thời trong các tình huống khẩn cấp thôi.

Nhận diện đèn hazard – đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Đèn hazard là loại đèn cảnh báo nguy hiểm khẩn cấp. Đèn này được thiết kế với mục đích cảnh báo tài xế lái xe về những nguy hiểm đang có ở phía trước hoặc báo hiệu xe ô tô đang ở trong tình huống nguy hiểm.

Trên xe ô tô, đèn này có hình nút tam giác màu đỏ nằm trên bảng điều khiển. Khi xe rơi vào những trường hợp như trên, bạn hãy nhấn nút để kích hoạt chế độ cảnh báo. Một số dòng xe tự động kích hoạt khi phương tiện phanh gấp hoặc gặp tai nạn.

Nhận diện đèn hazard - đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Khi nào nên dùng đèn hazard cảnh báo nguy hiểm trên ô tô?

Ô tô dừng/đỗ xe ở dưới lòng đường: Nếu bạn đang di chuyển trên đường cao tốc nhưng chẳng may xe gặp sự cố không mong muốn và không thể đến nơi dừng đỗ theo quy định. Lúc này, bạn có thể dừng xe và đỗ ô tô vào lề đường. Sau đó bạn hãy bật đèn cảnh báo cho những phương tiện khác biết. Cuối cùng, bạn hãy gọi đội sửa chữa đèn để khắc phục sự cố nhé.

Đỗ xe dưới lòng đường để kiểm tra sự cố

Trong các tình huống khẩn cấp: Trong các trường hợp khẩn cấp như mất phanh, mất lái, chở người đi cấp cứu,… Tài xế nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô để các phương tiện khác nhận biết và nhường đường. Lúc này, đèn sẽ có tác dụng thông báo và giúp bạn di duyển an toàn.

Bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô khi xe mất phanh

Trong thời tiết xấu, ảnh hưởng tới tầm nhìn: Đối với hoàn cảnh thời tiết xấu, mưa to, sương mù dày đặc nhưng người lái vẫn có thể di chuyển thì hãy đi chậm lại và quan sát tầm nhìn. Tuy nhiên nếu các hiện tượng trên ở mức nguy hiểm và người điều khiển không thể nhìn rõ thì hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô cho các phương tiện khác biết để di chuyển cẩn thận.

Bật đèn cảnh báo hoặc dừng xe để tránh thời tiết xấu

12 loại đèn cảnh báo nguy hiểm phổ biến nhất mà bạn cần lưu ý

Nếu đã điều khiển ô tô thì bạn phải chú ý đến các loại đèn. Tuy nhiên, bạn không cần phải nắm rõ từng loại. Bạn chỉ cần tìm hiểu và lưu ý thật kỹ 12 ký hiệu đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô dưới đây là có thể dễ dàng xử lý khi phát sinh vấn đề.

Đèn cảnh báo nguy hiểm phanh tay

Đây là loại đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô phổ biến nhất. Nếu đèn cảnh báo phanh tay xuất hiện thì có thể bạn đã quên thả phanh tay ra. Vì vậy, hãy kiểm tra lại phanh tay của xe trước khi di chuyển nhé.

Còn nếu đèn vẫn tiếp tục sáng trên bảng taplo thì có thể đèn đã bị cài đặt sai hoặc xảy ra lỗi vị trí. Cuối cùng, nếu đèn vẫn sáng và nhấp nháy thì mức dầu trong xi lanh đang ở mức thấp trầm trọng. Bạn nên đưa xe đi kiểm tra ngay tức khắc.

Đèn cảnh báo nguy hiểm phanh tay trên ô tô

Vậy khi đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô này sáng thì bạn có được lái xe tiếp không? Trong trường hợp này bạn không nên tiếp tục lái. Đó là lúc phanh xe đang gặp trục trặc và ảnh hưởng đến thao tác điều khiển. Chủ xe nên dừng lại hoặc đến các trạm xăng để nhờ người sửa chữa.

Đèn cảnh báo nguy hiểm túi khí

Túi khí có vai trò rất quan trọng trong quá trình lái xe, đặc biệt là lúc xảy ra tai nạn. Túi khí sẽ đảm bảo an toàn và có thể bảo vệ bạn trong những cú va đập không đáng có. Nhưng nếu đèn cảnh báo túi khí xuất hiện thì chắc chắn hệ thống này đang gặp vấn đề.

Đèn cảnh báo nguy hiểm túi khí trên xe hơi

Khi xe gặp tai nạn thì túi khí sẽ bung ra và tránh để bạn va đập vào vô lăng của xe. Nếu đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô này gặp lỗi thì hệ thống sẽ không hoạt động và không đảm được sự an toàn của bạn khi lái xe.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do cáp túi khí vô lăng bị hao mòn, điện trong bình ắc quy ở mức thấp. Nhưng tóm lại vì bất cứ lý do gì đi nữa nếu bạn thấy đèn túi khí sáng lên thì hãy đưa xe đến gara kiểm tra nhé.

Đèn cảnh báo nguy hiểm trợ lực lái điện

Đèn cảnh báo trợ lực lái điện hiện lên nghĩa là hệ thống lái và vô lăng xe đang bị vô hiệu hóa. Trong tình huống này, người điều khiển xe có thể dùng buồng lái trợ lực để có thể làm tăng độ nhạy giữa vô lăng và bánh xe.

Đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô - Đèn trợ lực lái điện

Nếu nguyên nhân là do hệ thống trợ lực thủy điện thì bạn có thể đổ thêm dầu vào để khắc phục sự cố. Còn nếu do hệ thống trợ lực điện thì bạn chỉ cần dừng xe 30 giây và khởi động lại động cơ. Nhưng nếu đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô này vẫn sáng thì bạn cần đưa xe đến các địa điểm sửa chữa để khắc phục.

Đèn cảnh báo nguy hiểm nhiệt độ

Đây là loại đèn cảnh báo nhiệt độ cao khi động cơ của xe quá nóng. Nếu nhiệt độ tăng quá mức cho phép thì

Related Posts

Tài Trợ Đến 90% Giá Trị Xe, Không Cần Tài Sản Thế Chấp – Giải Pháp Tối Ưu Giúp Cá Nhân Mua Xe Ô Tô

Bạn đang muốn mua xe ô tô để thuận tiện trong việc di chuyển, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi điều kiện thời…

Converse Chuck Taylor Classic White – Đồng hành cùng phong cách tối giản từ tối giản đến kinh điển

Có thể bạn quan tâm Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Tìm hiểu tổng quan, cấu tạo và nguyên lý hoạt động Thước đo độ chụm…

Lợi nhuận lớn khi mua và bán lại suất cọc VinFast VFe34

VinFast VFe34 – Mẫu xe điện đầu tiên do công ty VinFast (Việt Nam) sản xuất đã được ra mắt trực tuyến từ ngày 15/10/2021. Với kích…

Mua xe gia đình dưới 600 triệu đồng, chọn Toyota Vios 2018 hay Honda City 2018?

Có thể bạn quan tâm Có nên mua xe bán tải làm xe gia đình: Ưu điểm và hạn chế! Nợ xấu có mua xe trả góp…

Giải đáp: Camera hành trình lưu được bao lâu

Bạn đang thắc mắc không biết camera hành trình lưu được bao lâu về hình ảnh và video. Nó có ghi đè dữ liệu lên hay không?…

HƯỚNG DẪN HỌC PHẦN SẢNH DẠY THUỐC NHẬT

Chào mừng các bạn đến với hướng dẫn học phần “Sảnh dạy thuốc Nhật”. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy tắc giao…