Các loại biển báo giới hạn tốc độ thường gặp

Rate this post

Các lỗi như chạy quá tốc độ cho phép hoặc đi dưới tốc độ tối thiểu là những hành vi vi phạm giao thông phổ biến mà nhiều người điều khiển phương tiện di chuyển thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa của các loại biển báo tốc độ cắm trên đường. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về ý nghĩa của từng loại biển báo giới hạn tốc độ.

I. Các loại biển báo giới hạn tốc độ thường gặp

1. Biển báo biểu thị tốc độ tối đa cho phép

  • Biển số P.127: “Tốc độ tối đa cho phép”.

Đây là loại biển báo có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới di chuyển với tốc độ tối đa vượt qua vận tốc được ghi trên biển, ngoại trừ các loại xe ưu tiên đã được quy định rõ trong văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện di chuyển còn phải điều khiển phương tiện với tốc độ hợp lý, đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu,… và không vượt qua giá trị được ghi trên biển báo.

  • Biển số P.127a biểu thị “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”

Biển số này được áp dụng trong một số trường hợp xe di chuyển qua khu đông dân cư vào ban đêm, nhằm tăng tốc độ vận hành khi đường có ít xe chạy. Biển báo này sẽ được đặt sau vị trí của biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư” và chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian và phạm vi từ vị trí đặt biển báo này đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.

  • Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng loại làn đường.

Khi di chuyển trên đường gặp biển báo ghép này thì người lái xe cần điều khiển phương tiện của mình đi đúng làn đường và phải phải tuân thủ tuyệt đối tốc độ tối đa được cho phép chạy trên làn đường đó.

  • Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo từng phương tiện, trên từng làn đường

Khi gặp biển báo ghép này, người điều khiển phương tiện phải đi đúng theo làn đường chỉ định và tuân thủ quy định tốc độ tối đa được cho phép di chuyển trên làn đường đó.

2. Biển báo chỉ tốc độ tối thiểu cho phép

Biển số R.306: “Tốc độ tối thiểu cho phép”

Biển báo này có giá trị thông báo cho người tham gia giao thông về hiệu lực của biển số R.306 đã hết tác dụng, kể từ lúc gặp biển báo này các xe cơ giới được phép chạy chậm hơn giá trị được ghi trên biển nhưng tuyệt đối không được gây cản trở giao thông cho các xe khác.

II. Các loại biển báo biểu thị hết hạn chế tốc độ giới hạn

  • Biển số DP.134: “Hết tốc độ tối đa cho phép”

Biển báo này có ý nghĩa thông báo cho người điều khiển phương tiện đang lưu thông trên đường rằng hiệu lực của biển số P.127 đã hết tác dụng. Kể từ khi gặp từ biển báo này, các xe cơ giới được phép di chuyển với tốc độ tối đa theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

  • Biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”

Biển báo này có giá trị thông báo các loại biển báo cấm trên đoạn đường này đều hết hiệu lực.

  • Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”

Biển báo này có giá trị thông báo cho người lái xe biết đã hết đoạn đường được di chuyển với tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ thời điểm gặp biển báo này, các xe cơ giới chỉ được phép chạy với tốc độ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

III. Các mức phạt khi thực hiện hành vi vi phạm biển báo tốc độ

Khi tham gia giao thông, nếu người lái xe vi phạm các biển báo tốc độ cho phép nêu trên thì chịu trách nhiệm với các mức phạt khác nhau, cụ thể:

  • Nếu di chuyển vượt quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/h so với giá trị được ghi trên biển thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 VNĐ
  • Nếu di chuyển vượt quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20km/h so với giá trị được ghi trên biển thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 VNĐ
  • Nếu di chuyển vượt quá tốc độ quy định từ trên 20 đến 30km/h so với giá trị được ghi trên biển thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 VNĐ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 01 tháng.
  • Nếu di chuyển vượt quá tốc độ quy định từ trên 30km/h so với giá trị được ghi trên biển thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đến 8.000.000 VNĐ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 02 tháng. Ngoài ra, nếu có hành vi vi phạm chạy dưới tốc độ tối thiểu, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ theo quy định của pháp luật.

IV. Vị trí cắm các loại biển báo hạn chế tốc độ

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về việc quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của các loại xe cơ giới, xe máy khi tham gia giao thông đường bộ. Việc đặt các biển báo hạn chế tốc độ sẽ được thực hiện riêng, căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn đường, tuyến đường trên các khía cạnh như: kết cấu hạ tầng, chủng loại phương tiện, lưu lượng và thời gian trong ngày. Như vậy, trên một đoạn đường có thể được đặt nhiều biển báo hạn chế tốc độ khác nhau, cụ thể:

  • Đối với loại đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ sẽ được đặt theo từng chiều đường và phù hợp với các khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử)
  • Đối với những phương tiện có nguy cơ gây ra tình trạng mất an toàn giao thông cao thì sẽ đặt một loại biển báo hạn chế tốc độ riêng cho loại phương tiện đó
  • Đối với những đoạn đường thuộc khu vực đông dân cư sẽ phải đặt biển báo hạn chế tốc độ có giá trị lớn hơn 60 km/h, còn đối với những đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư thì giá trị ghi trên biển báo sẽ lớn hơn 90 km/h nhằm mục đích giúp cho việc di chuyển trên các tuyến đường hiệu quả hơn nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông.

Ngoài ra, trên các tuyến đường nhánh giao với đường cao tốc sẽ được đặt biển báo hạn chế tốc độ nhưng không dưới 50 km/h. Với bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về ý nghĩa của các loại biển báo tốc độ trên đường. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đọc đã nắm rõ được về các loại biển báo tốc độ để tham gia giao thông một an toàn hơn và không bị phạt vô lý.

Đọc thêm: Phụ kiện AUTO CLOVER

Related Posts

Tài Trợ Đến 90% Giá Trị Xe, Không Cần Tài Sản Thế Chấp – Giải Pháp Tối Ưu Giúp Cá Nhân Mua Xe Ô Tô

Bạn đang muốn mua xe ô tô để thuận tiện trong việc di chuyển, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi điều kiện thời…

Converse Chuck Taylor Classic White – Đồng hành cùng phong cách tối giản từ tối giản đến kinh điển

Có thể bạn quan tâm Dây curoa là gì? Phân loại, thông số và cách tính độ dài chuẩn Xe Van lắp thêm ghế phạt bao nhiêu?…

Lợi nhuận lớn khi mua và bán lại suất cọc VinFast VFe34

VinFast VFe34 – Mẫu xe điện đầu tiên do công ty VinFast (Việt Nam) sản xuất đã được ra mắt trực tuyến từ ngày 15/10/2021. Với kích…

Mua xe gia đình dưới 600 triệu đồng, chọn Toyota Vios 2018 hay Honda City 2018?

Có thể bạn quan tâm Tương lai cho ô tô điện mini giá dưới 200 triệu tại Việt Nam Camera hành trình có định vị GPS giá…

Giải đáp: Camera hành trình lưu được bao lâu

Bạn đang thắc mắc không biết camera hành trình lưu được bao lâu về hình ảnh và video. Nó có ghi đè dữ liệu lên hay không?…

HƯỚNG DẪN HỌC PHẦN SẢNH DẠY THUỐC NHẬT

Chào mừng các bạn đến với hướng dẫn học phần “Sảnh dạy thuốc Nhật”. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy tắc giao…